Hoạt động ngoại khóa

Có những Câu lạc bộ nào mới cho năm học 2013-2014?

Năm học 2013-2014, nhà trường tiếp tục mở các câu lạc bộ năng khiếu theo sở thích vào các buổi chiều thứ 7 hằng tuần. Năm nay có những câu lạc bộ gì mới ?

 Ngoài 19 câu lạc bộ ( xem trên http://thptdoanthidiem.edu.vn/?page=news_detail&id=810) đã hoạt động từ năm học 2012-2013, năm nay có thêm 3 câu lạc bộ mới : 

 

  1. Câu lạc bộ tranh biện “Let’s talk together”

 

  •   Tiếng Anh mang đến cho con điều gì?

* Ngày nay, gần một nửa dân số thế giới dùng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp hữu hiệu, và con, với tư cách là một người nói tiếng Anh, con có thể trò chuyện với khoảng 3 tỉ người trên khắp toàn cầu.

* Hầu hết các kênh truyền hình và đài phát thanh lớn trên thế giới phát bằng tiếng Anh, và con, với kỹ năng nghe hiểu thông thạo, con có thể cập nhật và thống trị thế giới thông tin chuyển biến từng phút, từng giây.

* Con, một công dân nhí năng động, tự tin, luôn sẵn sàng hòa nhập và chủ động trong giao tiếp dù người bạn của con đến từ bất cứ vùng đất nào của thế giới này – vì con nói tiếng Anh

  •         Con đã thực sự là một người nói tiếng Anh?

* Một người nói tiếng Anh sẽ luôn tự tin, trước hết, với hệ thống ngữ âm chuẩn của mình, với khả năng phản xạ nhanh nhạy, giao tiếp lưu loát, tự nhiên.

* Một người nói tiếng Anh sẽ không ngần ngại khi phải trình bày một ý tưởng bằng tiếng Anh (hùng biện) hay sẽ luôn biết cách đưa ra và giải quyết vấn đề bằng các cuộc tranh luân sử dụng tiếng Anh (tranh biện).

  •    Câu lạc bộ “Let’s talk together” nhằm phát hiện và đào tạo những nhà hùng biện nhí tài giỏi.

* Trang bị cho con hệ thống ngữ âm chuẩn và rèn luyện kỹ năng phát âm cùng thầy giáo người Mỹ.

* Rèn luyện phản xạ và thói quen tư duy bằng ngoại ngữ trong giao tiếp sử dụng ngoại ngữ.

* Trang bị cho con các kỹ năng thuyết trình và hùng biện bằng tiếng Anh, tạo cho con phong thái tự tin trong giao tiếp, thuyết trình trước đám đông. 

* Giúp con làm quen với các kỹ năng tranh biện căn bản, tập tư duy phản biện, ngôn từ phản biện, văn hóa phản biện, lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác trong lúc tranh luận.

* Trang bị cho con hệ thống từ vựng giao tiếp từ căn bản đến nâng cao.

  •  Thời gian của mỗi khóa học

      Mỗi khóa học kéo dài 10 tháng tương đương với 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (5 tháng – 2 tiếng/ tuần vào chiều thứ 7): Rèn kỹ năng phát âm chuẩn, phản xạ và ngôn từ giao tiếp căn bản, kỹ năng thuyết trình từ đơn giản đến nâng cao, rèn khả năng trình bày vấn đề một cách mạch lạc, thuyết phục. Bài kiểm tra kỹ năng định kỳ được thực hiện từng tháng. Cuối giai đoạn con sẽ thể hiện khả năng của mình qua cuộc thi hùng biện cấp cơ sở do nhà trường tổ chức.

+ Giai đoạn 2 (5 tháng – 2 tiếng/ tuần vào chiều thứ 7): Giúp con làm quen dần với những cuộc tranh luận nhỏ và đề tài đơn giản, dần hướng tới rèn luyện khả năng thu thập, phân tích, tư duy, xử lý thông tin những đề tài lớn, hệ thống, sắp xếp các lập luận để thuyết phục người khác đồng thời thuyết phục chính bản thân mình. Các bài kiểm tra kỹ năng thường xuyên theo từng phần học sẽ được thực hiện theo từng tháng và cuộc thi tranh biện cấp cơ sở sẽ được tổ chức cuối gian đoạn. Ngoài ra, với kiến thức kỹ năng được trang bị và rèn luyện bài bản, con sẽ có cơ hội tham gia và thành công tại các cuộc thi tranh biện lớn được tổ chức trong và ngoài nước.

  •  Làm thế nào để tham gia vào chương trình

Để tham gia câu lạc bộ, các con điền vào form đăng ký và nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau đó các con sẽ tham gia phỏng vấn đầu vào để chia nhóm học tập.

  • Giáo viên giảng dạy

 Giáo viên tham gia giảng dạy toàn bộ khóa học là giáo viên người Mỹ giàu kinh nghiệm luyện kỹ năng nghe nói cho các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế (TOEFL/ IELTS).

        “Let’s talk together” sẽ luôn đồng hành cùng con đi tới thành công!

     NHỮNG NGÔI SAO HÙNG BIỆN ĐOÀN THỊ ĐIỂM 

 

Lê Thái Phương Thy  lớp 9S1 (thứ ba từ phải sang) giành giải Nhất  và Trần Tuấn Anh  - lớp 9M (Thứ ba từ trái sang) giành giải Nhì trong cuộc thi Hùng biện Tiếng Anh "SpeakEasy" cho học sinh, sinh viên Hà Nội.

Lâm Trúc Quỳnh, Lê Thái Phương Thy và Lữ Thục Phương Anh (từ trái sang phải) - Học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội xuất sắc nhận giải thưởng cuộc thi Hùng biện quốc tế tổ chức tại Thái Lan.

 

 Nguyễn Hoàng Như Anh (ngồi giữa) - lớp 9C2 – Chủ tịch Hiệp hội học sinh Châu Á hùng biện tại trại hè Thanh thiếu nhi Quốc tế

   tổ chức tại U-krai-na.

 

                                                    2. Câu lạc bộ  Đọc - Hiểu nhanh

  Chương trình Đọc Hiểu nhanh được Công ty CP tư vấn & Phát triển giáo dục Toàn Cầu nhận chuyển giao bản quyền từ Speed Reading Inc Hoa Kỳ vào tháng 7/2012. Khóa học SpeedReading đã và đang được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Úc, Singapore…Đây cũng chính là khóa học đã và đang được triển khai tại các trường danh tiếng trên thế giới trong đó có trường ĐH Havard. Chương trình này được  Sở giáo dục & Đào tạo Hà Nội cho phép  giảng dạy  cho đối tượng học sinh, sinh viên..Tới nay chương trình đã được triển khai tại Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác. Năm học 2013-2014, trường THCS Đoàn Thị Điểm  phối hợp với Công ty CP tư vấn & Phát triển giáo dục Toàn Cầu triển khai chương trình này cho học sinh . 

  • Lợi ích của học sinh khi tham gia chương trình :    

  * Tăng tốc độ đọc hiểu lên từ 2-10 lần:  Từ cấp THCS,  số lượng các môn học nhiều hơn, lượng kiến thức cũng  tăng lên , ngoài các nội dung kiến thức trong sách giáo khoa HS còn phải đọc thêm, nghiên cứu thêm nhiều loại sách, tài liệu khác nữa. Nhưng với cách đọc chậm từng từ như khi còn học ở tiểu học sẽ làm cho việc tiếp nhận tri thức của các em sẽ bị hạn chế rất nhiều. Do vậy việc đẩy nhanh tốc độ đọc sẽ giúp cho các em học được nhiều hơn, tiết kiệm thời gian, hiểu biết sâu rộng hơn…   

         * Nâng cao khả năng ghi nhớ, nhớ lại: Một vấn đề mà hầu hết các  học sinh đều mắc phải đó là rất dễ quên  kiến thức sau 24h với cách học thông thường.  Khóa học SpeedReading  cung cấp cho các em  phương pháp ghi nhớ và nhớ lại một cách khoa học. HS  sẽ có một hệ thống học tập hiệu quả hơn so với cách học thông thường  điều đó sẽ giúp các em giảm được áp lực trong việc học, tiết kiệm thời gian, giúp các em tự tin và hứng thú hơn trong học tập.

  • Thời lượng khóa học: 10 buổi học vào các buổi chiều thứ bảy tại trường THCS Đoàn Thị Điểm .
  • Giáo viên: Có trình độ đại học trở lên, được đào tạo và cấp chứng chỉ bởi Speed Reading Hoa Kỳ.
  • Chứng chỉ: Sau khóa học nếu học viên tăng tốc độ đọc ít nhất lên 2 lần sẽ được cấp chứng chỉ bởi Speed Reading Hoa Kỳ và Speed Reading Việt Nam.
  • Hậu mãi: Sau 10  buổi học chính thức, nếu Học viên có nhu cầu bồi dưỡng thêm phương pháp áp dụng kỹ thuật Speed Reading vào bài học sẽ được các Giáo viên tại công ty bồi dưỡng miễn phí.

Tháng 12/2013 Công ty Speed Reading Việt Nam sẽ tổ chức kỳ thi đọc nhanh cấp Quốc Gia để vinh danh học viên xuất sắc nhất Việt Nam

 

         
                                                     3.
 Câu lạc bộ " Chúng ta cùng làm phim "   

 

       Ngày nay, Media đã trở thành phương tiện giao tiếp của thế kỷ 21. Sử dụng ngôn ngữ Nghe - nhìn là một trong những phẩm chất của con người hiện đại. Nhu cầu hiểu biết và tiếp cận với Media trong học sinh  không hề nhỏ. Vì thế Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh   Trường Trung học  Đoàn Thị Điểm đã phối hợp thực hiện dự án   “Chúng ta cùng làm phim ” .  

 

         Chương trình “Chúng ta làm phim trong nhà trường ” là gì ? : Là một chương trình học ngoại khóa thông qua việc chia sẻ kiến thức điện ảnh và cùng nhau làm phim dưới hình thức Câu lạc bộ Điện ảnh. 

        Thời gian của các khóa học: Khóa học gồm 2 chương trình: chương trình học phim tài liệu và chương trình học phim truyện. Mỗi chương trình sẽ diễn ra trong 3 tháng (12 buổi) , mỗi tuần một buổi vào thứ bảy hàng tuần ( từ 14 đến 16h) tại trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm.

         Các em học sinh sẽ thu nhận được điều gì:  Học sinh sẽ được rèn luyện các kỹ năng sống và khả năng cảm thụ điện ảnh thông qua việc khám phá những kiến thức điện ảnh, kiến thức về làm phim, cùng nhau xem và phân tích các tác phẩm điện ảnh, học cách kể chuyện bằng hình ảnh, cách quay phim, cách biên tập phim trên phần mềm dựng phim chuyên nghiệp, cách tổ chức đoàn làm phim, cách phát hành phim (thông qua DVD, Internet), trình chiếu các tác phẩm của riêng mình.

        Làm thế nào để tham gia vào chương trình: Để tham gia vào câu lạc bộ, học sinh phải đăng ký thành viên, làm bài kiểm tra đầu vào.

         Thành phần giảng dậy là những ai ? :   Là các giảng viên đến từ trung tâm TPD  và một số nhà làm phim nổi tiếng như đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, đạo diễn Phan Đăng Di… đến giao lưu và hướng dẫn học viên trong các buổi học.

         Giáo trình của tác giả  nào ? : Hội đồng soạn thảo giáo trình là những nhà làm phim tên tuổi như Nguyễn Trinh Thi, Phạm Phương Thảo... Giáo trình dài hơn 100 trang, trực tiếp chấp bút là đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, biên tập bởi nhà giáo nhân dân Lê Đăng Thực - đạo diễn, nguyên hiệu trưởng trường đại học sân khấu điện ảnh.

      Hoạt động trong mỗi buổi học  là gì?

   Có 3 hoạt động chính đan xen nhau trong mỗi buổi học:

-  Xem phim, phân tích phim, nâng cao kiến thức về điện ảnh, khả năng cảm thụ nghệ thuật điện ảnh. Học viên sẽ được giới thiệu những tác phẩm hay nhất của mọi thời đại dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên.

- Sử dụng các phương tiện nghe nhìn, máy quay, cách quay phim, lấy hình ảnh, ánh sáng. Cách biên tập một bộ phim. Sử dụng các phần mềm biên tập phim, ghép nhạc, lồng tiếng cho phim, cho clip.

- Tiến hành thực hiện một clip, phim phóng sự tài liệu hoặc phim truyện. Ở múc độ cao này học viên sẽ có điều kiện rèn luyện những Kỹ năng sống.

     12 buổi  cho mỗi khóa học học viên được học tập và rèn luyện những kĩ năng nào? 

  1. Khả năng quan sát, sư nhanh nhạy:Tìm kiếm ý tưởng, đề tài làm phim cho phim truyện và tài liệu.
  2. Khả năng giao tiếp, sự tự tin thông qua việc tìm kiếm nhân vật và phỏng vấn
  3. Khả năng nắm bắt ý tưởng và đưa ra ý tưởng.Khả năng nói và trình bày ý tưởng của mình trước đám đông. Các học viên phải trình bày dự án của mình trước người hướng dẫn và chia sẻ đề tài của mình với các học viên khác.
  4. Khả năng viết thông qua quá trình cấu trúc và hình thành kịch bản.              
  5. Khả năng làm việc độc lập và tổ chứcthông qua việc khảo sát chuẩn bị kế hoạch quay phim.
  6. Sử dụng các phương tiên Media.Học viên học cách bảo quản và sử dụng các loại máy ảnh, máy quay.
  7. Họccách ghi hình. Cầm máy quay đúng cách. Các cỡ cảnh và khuôn hình. Chuyển động máy  
  8. Tính kiên trì, tính kỷ luật, khả năng thích ứng, sự nhanh nhạythông qua quá trình quay phim. Khả năng vượt qua khó khăn.             
  9. Rèn luyện khả năng dám nói lên chính kiến của bản thân, rèn luyện khả năng thuyết phục người khác, cách tiếp nhận những sự chỉ tríchthông qua quá trình xem nháp phim, bổ sung và thay đổi các nháp phim                                                    
  10. Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng tư duy bằng hình ảnhthông qua cách biên tập-dựng phim trên máy tính..                       
  11. Dựng bản phim cuối. Các học viên sẽrèn luyện tính hoàn thiện trong công việc, tính tự chủ và cách rút kinh nghiệm khi thất bại. 
  12. Chiếu phim tổng kết.Các học viên học cách quảng bá phim, cách tạo ấn tượng và giao tiếp với công chúng, với khán giả.  
   
Tag: